Phật giáo Hình tượng con voi trong văn hóa

Trong Phật giáo, voi là một biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Vào khởi đầu của việc tu tập, tâm thức chưa được kiểm soát được tượng trưng bằng một con voi xám có thể chạy hoang bất cứ lúc nào và phá huỷ mọi thứ trên đường. Sau khi thực hành pháp và tu tập, tâm bây giờ đã được kiểm soát, lại được tượng trưng bằng một con voi trắng mạnh mẽ và hùng dũng, có thể đi đến bất cứ nơi đâu nó muốn và huỷ diệt tất cả những chướng ngại ở trên đường. Voi trắng sáu ngà còn là vật cưỡi của Phổ Hiền bồ tát (Samantabhadra) tượng trưng cho trí tuệ chiến thắng sáu giác quan. Vì voi là con vật khôn nhất trong các loài thú nên theo truyền thuyết, Phật Thích Ca khi nhập vào trong bụng mẫu hậu Sirimahamaya qua hình dáng một con bạch tượng, ám chỉ ngài là một bậc hiền giả giáng sinh.[8]

Phật Thích Ca Mâu Ni trong những tiền kiếp của mình đã sinh làm voi. Và vào kiếp sau cùng của mình, từ cõi trời Đâu Suất, đã nhập vào thai tạng của mẹ mình trong hình thức một con voi trắng. Trong nghi lễ cúng mandala (Mạn Đà La), người ta dâng lên Đức Phật con voi quý, với sức mạnh của một ngàn con voi và nó có thể đi vòng quanh vũ trụ ba lần một ngày. Ngà của voi cũng là một trong bảy biểu tượng của vua chúa. Voi là phương tiện đi lại của A Súc Bệ Phật (Aksobhya) và nữ thần Balabadra. Voi cũng xuất hiện như một kẻ canh gác các ngôi đền và cả bảo vệ Đức Phật.

Con voi cũng là loài vật gắn bó với nhiều ngôi chùa ở Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia...Tượng voi và phù điêu voi có mặt hầu hết ở các ngôi chùa của người Khơme ở Nam Bộ. Chùa của người Việt từ Bắc, Trung, Nam đều có hình ảnh của con voi. Các chùa chiền ở Việt Nam và Đông Nam Á đều có tượng voi trang trí làm đẹp cho cảnh quan của mỗi ngôi chùa. Trong chùa voi thường được bố trí chầu ở sân, tiền sảnh, hay cổng chùa, voi đặt ở chính điện để thọ tôn kính.[8] Ở Thái Lan, hình tượng con voi tượng trưng cho đất.[9] Tranh màu trên tượng còn được vẽ với quy mô lớn miêu tả cảnh đức Phật thuyết pháp, cảnh niết bàn hay thể hiện cảnh sinh hoạt của con người, phật tử với hình ảnh của con voi. Voi xuất hiện nhiều không những vì mục đích làm đẹp, trang trí cảnh quan mà còn gắn với Phật tích.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình tượng con voi trong văn hóa http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/khac-sau-... http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2005/9/162... http://taichinhcujut.daknong.gov.vn/index.php?lang... https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5... http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_it... http://bestiary.ca/etexts/druce1919-2/druce%20-%20... http://books.google.com/books?id=9TwhfvU08UcC&lpg=... http://www.hinduwebsite.com/hinduism/vedicgods.asp... http://thvl.vn/?p=403693 http://danviet.vn/khoa-hoc/chu-voi-den-lac-dan-tha...